Nổ hũ đổi thưởng io - Tải ứng dụng

HOTLINE

Ung thư phổi - Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Trên thế giới, tỉ lệ mắc mới ung thư phổi đứng đầu trong các loại ung thư và tại Việt Nam tỉ lệ mắc mới ung thư phổi đứng hàng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng nhận biết rõ rệt, đa số được phát hiện ở giai đoạn muộn nên rất khó điều trị.

 

Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư phổi và bệnh có những dấu hiệu nhận biết nào? Hãy tìm hiểu qua bài chia sẻ từ BS. Hà Tấn Lộc - Khoa Nội tổng hợp - nổ hũ đổi thưởng io .

 

1. Ung thư phổi là gì?

Hai lá phổi trong mỗi cơ thể đều có chức năng hấp thụ khí oxy và thải ra khí CO2 (carbon dioxide). Khi một trong hai lá phổi hình thành khối u ác tính, phát triển nhanh về kích cỡ, xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh thì y học gọi đó là ung thư phổi.

có 2 loại:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: Là loại ung thư nguy hiểm nhất trong các dạng ung thư phổi. Các tế bào ung thư thường xuất hiện ở đường dẫn khí lớn sau đó xâm lấn sang các cơ quan khác. Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ xâm lấn nhanh, di căn sớm nên rất khó điều trị.

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Là loại ung thư phổi thường gặp. Tốc độ phát triển và di căn của các tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ chậm hơn so với tế bào ung thư phổi tế bào nhỏ. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể có hy vọng sống cao.

 

2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

Khói thuốc lá: Những người hút thuốc lá và người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn. Vì khi hít phải khói thuốc lá, các tế bào trong phổi sẽ bị tổn thương. Lúc đầu, cơ thể có thể tự chữa lành những tổn thương, nhưng khi tiếp xúc quá nhiều khói thuốc lá, phổi sẽ dần mất đi khả năng tự chữa lành, từ đó phổi sẽ hoạt động bất thường, làm tăng khả năng hình thành khối u ác tính ở phổi.

Môi trường làm việc: Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất độc hại có thể sẽ gây ra những tổn thương cho phổi như sẹo, xơ hóa nhu mô phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc ung thư.

Yếu tố di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi ở những thành viên khác trong gia đình sẽ tăng cao.

Tiền sử bệnh phổi: Người có tiền sử mắc các bệnh như bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản, khí phế thủng… thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ cao hơn những người không mắc bệnh.

 

 

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi có thể không gây ra dấu hiệu nào hoặc một vài triệu chứng như ho khan kéo dài, ho có đờm lẫn máu, uống thuốc không hiệu quả. 

Ở giai đoạn tiến triển hoặc ung thư di căn, người bệnh sẽ có các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ và vị trí di căn.

Thông thường ung thư phổi được phát hiện khi tầm soát bệnh hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám bệnh khác. Bên cạnh việc tầm soát bệnh lý định kỳ, chúng ta cũng nên nghĩ đến việc khám tầm soát ung thư phổi khi xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Ho kéo dài, đôi khi ho có đờm hoặc máu

  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu hoặc ho

  • Khàn tiếng

  • Hụt hơi

  • Thở khò khè

  • Suy nhược, mệt mỏi

  • Chán ăn

  • Sụt cân

 

 

4. Cách phòng ngừa ung thư phổi

Không có bất kỳ phương pháp phòng ngừa ung thư phổi tuyệt đối, nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, nên đeo khẩu trang thường xuyên nếu phải làm việc tại môi trường nhiều khói bụi.

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ.

  • Tập thể dục đều đặn.

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để có thể phát hiện sớm những tổn thương ở phổi (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

nổ hũ đổi thưởng io

 

 
  • zalo