Nổ hũ đổi thưởng io - Tải ứng dụng

HOTLINE

Viêm tai giữa - Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Tai con người được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong. Trong đó, tai giữa ở phía sau màng nhĩ cùng các bộ phận khác như hòm nhĩ, xương con thính giác, cơ xương con và nắm vai trò quan trọng trong việc khuếch đại, truyền tải âm thanh cũng như giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tai giữa bị viêm là bệnh lý xuất hiện thường do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn trong tai, tình trạng viêm nhiễm thường phổ biến ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi với tỉ lệ 80% trẻ bị viêm tai giữa trước khi lên 3 tuổi. Bệnh lý có thể gây ra những di chứng, biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể khiến trẻ em chậm phát triển, chậm nói và khiến người lớn mất thị lực nhẹ, thủng màng nhĩ hoặc viêm não, viêm màng não. Do đó, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng bệnh và thăm khám các cơ sở y tế để có thể được tư vấn, điều trị kịp thời.

 

 

Bệnh được chia thành hai dạng chính bao gồm viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn tính

  • Viêm tai giữa cấp là viêm niêm mạc tai giữa hoặc là biến chứng khi chức năng vòi nhĩ rối loạn do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng gây tổn thương và có thể chảy dịch qua lỗ thủng của màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa ứ mủ là hiện tượng viêm tai giữa có dịch tiết, thường không có dấu hiệu rõ ràng, dịch bị ứ đọng trong màng tai, tạo cảm giác đầy tai. Người bệnh có thể thấy căng thẳng hoặc áp lực trong tai và có thể có triệu chứng về sức khỏe tổng thể như sốt, đau tai, chảy dịch tai.

 

Nguyên nhân viêm tai giữa

 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa thường là nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc các bệnh lý khác như cúm, cảm lạnh, dị ứng. Với trẻ em, bệnh viêm tai giữa có thể do sự chưa phát triển đầy đủ của cấu trúc và chức năng của vòi nhĩ cũng như hệ miễn dịch vẫn còn yếu.

Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa có thể do VA vì tình trạng viêm VA sưng to ảnh hưởng và làm tắc nghẽn vòi nhĩ gây ra nhiễm trùng. Hiện tượng này xuất hiện ở trẻ em thường xuyên hơn so với người trưởng thành.

 

Triệu chứng viêm tai giữa

 

Bệnh viêm tai giữa thường đi kèm các triệu chứng ở trẻ em bao gồm:

  • Đau tai, khó nghe, khó chịu trong tai.
  • Chán ăn, khó ngủ, hay khóc, nôn trớ ở trẻ nhỏ.
  • Nghe kém, phản ứng với âm thanh kém.
  • Sốt cao lên đến 39-40 độ C, có thể co giật.
  • Đi ngoài lỏng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa

Các dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn gồm: có chất lỏng chảy ra từ tai, khó nghe và đau tai.

 

 

Chẩn đoán viêm tai giữa

 

Để chẩn đoán viêm tai giữa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám bằng cách nội soi để phát hiện các tổn thương nếu có trong tai. Bác sĩ cũng sẽ dùng đèn soi tai để kiểm tra màng nhĩ và các vùng khác như vòm họng, mũi xoang, cổ họng. Nếu hòm nhĩ chứa dịch bên trong hoặc bị viêm, căng phồng và sung huyết thì khả năng tai giữa đã bị nhiễm trùng.

 

Phương pháp điều trị viêm tai giữa

 

Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh bao gồm việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng histamin, thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ, corticoid và thuốc chống phù nề. Người bệnh cần dùng nước muối sinh lý, dung dịch sát trùng và thuốc nhỏ tai theo yêu cầu của bác sĩ nếu màng nhĩ bị thủng.

Phương pháp nạo VA, cắt amidan và đặt ống thông khí sẽ là một số phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, điều trị bằng thuốc không còn mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, với viêm tai ứ mủ mạn tính thì người bệnh có thể được tư vấn chụp CT hoặc MRI nếu có dấu hiệu có cholesteatoma và các biến chứng khác bao gồm sốt, chóng mặt và đau tai. Nếu có mô hạt tái phát hoặc dai dẳng thì người bệnh có thể sẽ phải sinh thiết tai.

 

 

Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa

 

Người bệnh có thể áp dụng các bước sau đây để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa:

  • Chích ngừa cho trẻ với các vắc xin ngừa cúm, vắc xin phế cầu…
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh dùng chung đồ ăn uống.
  • Giữ ấm trong mùa lạnh.
  • Ăn uống, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng.
  • Đảm bảo vệ sinh khi lấy ráy tai.
  • Kiểm tra tai định kỳ.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.

 

nổ hũ đổi thưởng io có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

 

 

nổ hũ đổi thưởng io

 

Chuyên gia

LÊ NHẬT VINH
Ths.BS.CKII
LÊ NHẬT VINH
Phụ trách Khoa liên chuyên khoa Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt - Da Liễu
  • zalo