Táo bón là triệu chứng khá phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi và đang có xu hướng gia tăng do sự thiếu cân bằng trong chế độ sinh hoạt và ăn uống. Vậy nguyên nhân do đâu? Các biến chứng có thể xảy ra do chứng táo bón là gì? Và làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ từ BS Võ Ngọc Diễm - Khoa Nội tổng hợp - nổ hũ đổi thưởng io
.
1. Táo bón là gì?
là một dạng rối loạn đường tiêu hóa. Người bị táo bón sẽ có tình trạng đại tiện khó khăn, chậm đi tiêu, phân khô và cứng, rặn lâu khiến hậu môn đau rát thậm chí còn chảy máu. Thông thường, ở người lớn nếu không đi đại tiện quá 3 ngày và ở trẻ em không đi đại tiện 3 lần/ 1 tuần thì được xem là táo bón.
2. Nguyên nhân gây táo bón
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón:
- Uống ít nước lọc: Nhiều người uống những chất gây lợi tiểu như trà, cà phê... và cho rằng những thức uống ấy cũng là nước nên không cần uống thêm nước lọc. Điều này làm tăng hấp thụ nước ở ruột và phân khô cứng gây nên táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn ít thực phẩm chứa chất xơ, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Lười vận động, bỏ qua cảm giác buồn đại tiện hoặc nhịn đi ngoài… sẽ góp phần gây ra tình trạng táo bón.
- Bệnh lý: Nếu người bệnh mắc một số bệnh lý như nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, hẹp đại tràng… sẽ dễ bị táo bón. Ngoài ra, táo bón cũng có thể là dấu hiệu khi người bệnh đang mắc một số bệnh lý như bệnh trĩ, ung thư trực tràng…
Nguyên nhân dẫn đến táo bón
3. Táo bón làm sụt giảm chất lượng cuộc sống
Tuy không gây nhiều nguy hiểm nhưng người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu vì những triệu chứng như:
-
Phân khô cứng, vón cục, có thể lẫn máu do nứt hậu môn
-
Chướng bụng, đau bụng
-
Không cảm thấy đã đi sạch phân sau khi đi vệ sinh.
-
Tần suất đi vệ sinh ít hơn 3 lần trong 1 tuần, trường hợp nặng thì 5 - 6 ngày mới đi đại tiện 1 lần.
-
Ngủ không ngon giấc, căng thẳng mỗi khi đi tiêu.
4. Biến chứng của táo bón
Táo bón lâu ngày nếu không được khắc phục và điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Mắc bệnh trĩ
- Nứt hậu môn
- Sa trực tràng
- Hiện tượng tắc ruột: Táo bón lâu ngày khiến phân không thể tống ra ngoài hoặc thời gian phân trong ruột di chuyển ra chậm hơn. Điều này nếu diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ khiến phân tích trữ lâu ngày trong ruột và gây ra hiện tượng tắc ruột.
Đặc biệt, đối với trẻ em bị táo bón sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ, trẻ sẽ quấy khóc nhiều dẫn đến mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…
Biến chứng của táo bón
5. Phương pháp phòng ngừa táo bón
- Duy trì thói quen đại tiện đều đặn
- Tăng cường vận động, luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày
- Bổ sung nhiều chất xơ: ăn các loại rau củ, hoa quả tươi để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, giúp quá trình đào thải dễ dàng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ tươi xanh (súp lơ, bắp cải, các loại đậu, khoai lang…)
- Ăn sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột và tiêu diệt vi khuẩn có hại, kích thích nhu động ruột giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế tình trạng táo bón.
- Hạn chế ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng chất béo động vật và đường cao, thay vào đó sử dụng dầu thực vật như dầu từ các loại đậu, vừng…
- Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng những thức uống có hại cho sức khỏe như: cà phê, rượu, bia, trà…
Phương pháp phòng ngừa táo bón
nổ hũ đổi thưởng io
có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
nổ hũ đổi thưởng io