Bệnh Tay-Chân-Miệng là một nhiễm trùng gây nên bởi nhóm vi rút đường ruột Enterovirus với các tổn thương miệng và nổi ban da điển hình.
Trẻ nhũ nhi và trẻ em nhỏ là những đối tượng dễ mắc bệnh Tay-Chân-Miệng. Ở nước ta, bệnh lưu hành quanh năm nhưng tăng mạnh vào hai thời điểm: tháng 3-5 và tháng 9-12.
Bệnh thường diễn tiến vài ngày cho đến một tuần.
Bệnh Tay-Chân-Miệng có nguy hiểm không?
Bệnh Tay-Chân-Miệng thường không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan. Biến chứng thường gặp là trẻ bị mất nước vì không ăn uống được do đau miệng.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
Thăm khám với bác sĩ Nhi khoa: Sau khi được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa, phần lớn trẻ em mắc bệnh Tay-Chân-Miệng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể hẹn tái khám sau 1-2 ngày trong các ngày đầu.
Chăm sóc trẻ bị Tay-Chân-Miệng tại nhà: Điều quan trọng là đảm bảo cho trẻ uống đủ dịch trong ngày và giảm đau, hạ sốt.
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị Tay-Chân-Miệng tại nhà, ba mẹ cần chú ý các dấu hiệu nguy hiểm phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay như sau: sốt cao khó hạ, lừ đừ, hay quấy khóc bất thường, nhức đầu, giật mình nhiều, run cơ, yếu chi đi đứng loạng choạng, thở mệt, ói nhiều hay không thể uống đủ nước.
Vi rút gây bệnh Tay-Chân-Miệng lan truyền thông qua nước bọt, dịch tiết mũi và phân, cũng như dịch từ các bóng nước trên da. Do đó để hạn chế tối đa việc lan truyền vi rút, cần phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh như:
nổ hũ đổi thưởng io