Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder) là tập hợp các triệu chứng rối loạn chức năng giữ nước tiểu, có thể biểu hiện bằng số lần đi tiểu gấp, tiểu đêm và tăng tần suất muốn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát. Nguyên nhân bao gồm chấn thương bụng, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh và thức uống có chất kích thích.
Bàng quang tăng hoạt (OAB: Overactive bladder) là sự kết hợp của các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, không thể nhịn tiểu được, tiểu không tự chủ và tiểu đêm.
Bàng quang tăng hoạt thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Phụ nữ có thể bị bàng quang tăng hoạt ở độ tuổi trẻ hơn, thường là khoảng 45 tuổi. Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập và công việc. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, đặc biệt là những người trẻ.
Không, bàng quang tăng hoạt không tự biến mất. Nếu không điều trị các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn.
Tiểu gấp: Tiểu gấp là tình trạng muốn đi tiểu xuất hiện đột ngột, không kiểm soát được, không thể nhịn tiểu được. Dù vừa đi tiểu thì cảm giác này vẫn không biến mất.
Tiểu nhiều lần: Thường xuyên tiểu trong ngày, mỗi ngày có thể đi 7-8 lần.
Tiểu đêm: Ban đêm phải thức dậy nhiều hơn 2 lần để đi tiểu.
Các tình trạng hoặc chấn thương ảnh hưởng đến cơ bàng quang khiến bàng quang hoạt động quá mức. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
Các phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp khắc phục tình trạng bàng quang tăng hoạt động. Phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi một số sinh hoạt hằng ngày, dùng thuốc hoặc phẫu thuật ở một số trường hợp cần thiết.
Ghi nhật ký bàng quang:
Ghi nhật ký bàng quang trong vài ngày để theo dõi:
Theo dõi chế độ ăn uống:
Ngừng ăn hoặc cắt giảm đồ uống hoặc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng bàng quang bao gồm:
Táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Có thể tránh táo bón và giảm các triệu chứng bàng quang bằng cách giữ thói quen đi tiêu lành mạnh. Những điều sau đây có thể giúp bạn duy trì hoạt động đi tiêu đều đặn:
Quản lý cân nặng:
Thừa cân có thể gây áp lực lên bàng quang, góp phần gây ra các vấn đề về kiểm soát bàng quang. Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể làm giảm áp lực lên bàng quang.
Ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá:
Thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác có thể gây kích ứng cơ bàng quang. Ho co thắt do người hút thuốc cũng có thể gây rò rỉ nước tiểu.
Tập các bài tập giúp thư giãn và làm khỏe cơ bàng quang:
Dùng thuốc theo toa: Khi các biện pháp thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả như mong muốn, bước tiếp theo có thể là dùng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định bằng dùng thuốc làm giãn cơ giúp ngăn bàng quang co bóp khi chưa đầy.
Can thiệp phẫu thuật: Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả.
Điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bàng quang tăng hoạt như:
nổ hũ đổi thưởng io có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
nổ hũ đổi thưởng io