Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc khí:
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Thanh Lịch - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực cấp cứu - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết ngộ độc khí trong không gian kín, đặc biệt là không gian hầm cống, có thể gây ra những tình huống nguy hiểm và đe dọa tính mạng của con người.
Các nạn nhân thường ngất, tử vong vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy hồ hoặc hầm, bể kín, trong các không gian kín... do những hoạt động chuyển hóa, phân hủy các chất hữu cơ (hóa chất, dầu thải, bột giấy, thân và lá cây, rác thải, thức ăn thừa trong chăn nuôi...), làm bốc lên những luồng hơi chứa khí cacbonic (CO2), khí metan (CH4) và các hợp chất H2S... Những khí này đều nặng hơn không khí nên tích tụ lại ở chỗ thấp, không gian kín và hòa tan trong lớp nước bề mặt. Những giếng khơi sâu, không gian kín cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2.
"Khi bị ngộ độc thường khó phát hiện, đến khi người bệnh nhận biết được mình bị nhiễm độc thì họ không còn khả năng gọi cấp cứu nữa. Khí CO (cacbon monoxide) gây ngạt toàn thân do gây giảm oxy máu ở tất cả các cơ quan của cơ thể, những cơ quan sử dụng nhiều oxy nhất sẽ bị tổn thương nặng nhất, đặc biệt là não và tim", bác sĩ Lịch nhấn mạnh.
Các triệu chứng khi bị ngộ độc khí:
Theo bác sĩ Lịch, người bị ngộ độc khí CO, lúc đầu triệu chứng không rõ ràng. Nếu ngộ độc nhẹ, nạn nhân thường đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, có thể da đỏ như quả anh đào nhưng là dấu hiệu không đặc hiệu.
Khi ngộ độc vừa, nạn nhân bị đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh..
Trường hợp ngộ độc khí CO nặng, nạn nhân sẽ bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân. Co giật, bất tỉnh, co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường. Nếu đo thấy tụt huyết áp. Đau ngực chiếm tới 1/3 số bệnh nhân bị ngộ độc CO vừa và nặng. Tổn thương cơ tim cấp, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, khó thở, trào bọt hồng ra mép...
Thấy nạn nhân ngạt khí cần làm thế nào?
Theo bác sĩ Lịch, trong trường hợp xảy ra sự cố ngộ độc khí cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra ngoài cấp cứu và cho thở oxy ngay.
Di chuyển khỏi nguồn ngạt khí: Nếu có thể, hãy di chuyển ra xa nguồn ngạt khí ngay lập tức để hít không khí trong lành.
Hỗ trợ hô hấp: Khi có người bị ngạt, việc cấp cứu ngay tại chỗ rất quan trọng. Người bệnh cần phải được xoa bóp tim ngay và hà hơi thổi ngạt, thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).
Gọi cấp cứu: Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó, mỗi phút cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%.
Trong trường hợp có nhân viên y tế: Cho nạn nhân thở mặt nạ oxy liều cao, đặt nội khí quản trợ thở, dùng thuốc ức chế cạnh tranh…
Cách thực hiện hồi sức tim phổi (khoảng 2 phút)
|
Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa, trên nền phẳng, cứng. Bước 2: Xác định chính xác vị trí ép tim tại 1/3 dưới xương ức: Dùng ngón giữa miết dọc bờ sườn nạn nhân về phía mũi ức. Đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay. Bước 3: Ép tim đủ nhanh, đủ mạnh. Đặt gót bàn tay kia lên phía trên mu bàn tay đang đặt trên xương ức. Các ngón tay đan vào nhau. Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực nạn nhân và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình ép tim. Dùng trọng lượng cơ thể ấn lồng ngực nạn nhân lún xuống ít nhất 5 cm. Đảm bảo ép thẳng xuống xương ức. Người lớn ưu tiên nhấn tim hơn thổi ngạt: 1 chu kỳ 2 phút, tần số 100-120 lần/phút, ấn sâu ít nhất 5 cm, để ngực nảy lên hoàn toàn sau mỗi lần ấn tim, hạn chế tối thiểu mỗi lần gián đoạn ấn tim. Sau đó phải chuyển nhanh nạn nhân đến bệnh viện để điều trị tiếp.
|
Nguồn:
nổ hũ đổi thưởng io